Saturday, 20/04/2024 - 10:07|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của trường Tiểu học Vạn Phúc

Sinh hoạt chuyên môn khối 5 - Tuần đệm và tuần 19 + 20

                              BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN                                                                 

Ngày 29 tháng 01 năm 2022

Số có mặt: 9/9 đ/c

Tuần đệm, tuần 19 + 20

Vắng: 0

 BGH: - Đ/c Nguyễn Thị Bích Thủy - Phó hiệu trưởng

 

Nội dung họp:

A. Nhận xét, đánh giá công tác chuyên môn tuần đệm, tuần 19 + 20 (10/1/20202-28/01/2022)

I, Ưu điểm:

- Giáo viên: Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, xây dựng giáo án và bài giảng kịp thời, tuân thủ đúng kế hoạch giảm tải theo công văn 3799 và 3969; tiến hành cập nhật thời khóa biểu mới; GV đã tiến hành dạy nội dung phù hợp để học sinh nghỉ học kì I; tuyên truyền tới 100% học sinh trong khối thực hiện phòng chống cháy nổ.

- HS tích cực tham các hoạt động học tập, bắt nhịp nhanh với các bài học tuần đầu tiên của học kì II; kĩ năng đọc tiếng được cải thiện, nắm chắc các bước lập kế hoạch hoạt động, nắm chắc các quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang, tính diện tích và chu vi hình tròn, có kĩ năng chia hình đã cho thành các dạng hình đã học để tính diện tích, tích cực chia sẻ ý kiến với các hoạt động làm thí nghiệm,…

II. Tồn tại:

1. Môn tiếng Việt:

  Tập làm văn: Luyện tập tả người (dựng đoạn kết bài) – Tuần 19 – Tiết 2

 - Một số HS chưa biết viết kết bài mở rộng.

=> Giải pháp: gợi ý HS viết khoảng 3-4 câu

+ Câu 1, 2 hoặc 3: viết đúng như kết bài không mở rộng.

+ Câu 3, 4 mở rộng tình yêu đối với đối tượng định tả sang tình yêu dành chung cho những người ở vị trí của người định tả  hoặc lan tỏa tình yêu của mình sang tát cả những đối tượng ở vị trí tương tự ( Ví dụ: Tả mẹ => Lan tỏa tình yêu:

  • Con cũng mong tất cả những người mẹ trên thế giới này luôn mạnh khỏe để được chứng kiến sự trưởng thành của những người con. 
  • (Hoặc) Các bạn ạ, hãy luôn yêu thương và kính trọng mẹ của mình nhé!

Bài kiểm tra Tập làm văn tả người – Tuần 20 – Tiết 1

- Với đề bài tả một ca sĩ đang biểu diễn, kể một nghệ sĩ hài đang biểu diễn, một số học sinh miêu tả chưa được nhuần nhuyễn, còn kể lể, chưa tạo được sự liên kết giữa các câu văn.

2. Môn Toán:

- Còn một số Hs còn chưa chăm học, chưa nắm được quy tắc tính chu vi, diện tích hình tròn. => GV yêu cầu hs về học thuộc ghi nhớ, liên hệ với CMHS để nhắc nhở con em học bài.

- Kĩ năng tính chưa thực sự tốt-> GV cho học sinh nhận xét, chỉ ra lỗi của học sinh, học sinh tự mình làm lại bài; GV tổ chức cho hs rèn luyện thêm bằng cách giao bài trên Azota hoặc giao bài rèn luyện trên trang web: olm.vn

 

B. Nội dung công tác chuyên môn tuần 21 + 22 (07/02/2022 – 11/02/2022 và 14/02/2022 đến 18/02/2022)

I. Công tác nhiệm vụ trọng tâm

- GV nghiêm túc thực hiện theo đúng chương trình thời khóa biểu, có đủ hồ sơ sổ sách; giáo án soạn trước 3 ngày, bổ sung kịp thời.

- Tiếp tục xây dựng bài giảng điện tử phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp mình.

- Thực hiện nghiêm quy định phòng dịch 5K.

II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Bài giảng điện tử cho các môn học.

III. Trao đổi, thống nhất một số nội dung khó dạy; thống nhất giảm tải theo công văn 3799 và 3969

1. Thống nhất chương trình giảm tải theo công văn 3799 và 3969:

Tuần 21:

1.1. Môn Tiếng Việt:

- Trí dũng song toàn:

+ BS yêu cầu: Hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Giang Văn Minh.

+ CV3799: Đây là câu chuyện có thực; Nghe - ghi lại ý chính của bài Tập đọc. Chú ý kiến thức về nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại; Liên hệ văn bản với cuộc sống, thay các câu hỏi nhận diện bằng câu hỏi hồi đáp,.... VD: Thay mặt gia đình nạn nhân, hãy viết lại lời cảm ơn cho người bán bánh giò – người thương binh đã cứu người trong đám cháy.

- Tiếng rao đêm:

+ Bổ sung: Viết lời cảm ơn cho người bán bánh giò – người thương bình đã cứu người trong đám cháy.

+ Lồng ghép kiến thức về chủ đề, kết thúc câu chuyện, câu chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết về thời gian, địa điểm trong câu chuyện.

 - Chính tả:

+ CV 3969: GV ghép  2 tiết chính tả tuần 21 + 22 thành 01 tiết dạy chính tả âm vần, HS tự viết bài ở nhà => Dạy trong tuần 21.

+ CV 3799: Điều chỉnh thành chính tả: Nghe – ghi.

- Luyện từ và câu:

+ MRVT: Công dân: TTHCM: Bài tập 3: Giáo dục làm theo lời Bác, mỗi công dân phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. CV 3969: đã tích hợp ở tuần 20. => Không phải dạy.

+ Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ: Không dạy phần nhận xét, ghi nhớ. Chỉ làm BT 3, 4 ở phần luyện tập. Thêm yêu cầu bài 3(Xác định các vế câu trong từng câu ghép trên.), bài 4( xác định CN, VN trong từng vế câu ghép)

- Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia: CV 3969: GV lựa chọn tổ chức cho hs thực hành 01 bài kể chuyện. Dạy vào tuần 20. => Tuần này không phải dạy.

- Tập làm văn: Không thay đổi.

Tuần 22:

- Tập đọc:

+ Lập làng giữ biển:  Thêm CH5: Em hãy nói 1,2 câu bộc lộ cảm nghĩ của mình trước việc làm của bố Nhụ ?/ GDQP-AN:Giáo viên cung cấp thông tin về một số chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ để ngư dân vươn khơi bám biển. / BVMT:  GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài để thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta.

+ Cao Bằng:

  • CV 3799: Lồng ghép kiến thức hình ảnh trong thơ.
  • Thêm CH 6: Em đã được đến Cao Bằng chưa? Hãy chia sẻ với các bạn những điều em biết về con người và phong cảnh Cao Bằng.
  •  Em có nhận xét gì về người Cao Bằng ?
  • Bổ sung hoạt động đọc mở rộng: HS sưu tầm tranh ảnh, thông tin giới thiệu về Cao Bằng (di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, đặc sản của Cao Bằng)
  • CV 3969: Hs tự học thuộc lòng ở nhà.

- Chính tả:

+ CV 3969: GV ghép  2 tiết chính tả tuần 21 + 22 thành 01 tiết dạy chính tả âm vần, HS tự viết bài ở nhà => Đã dạy trong tuần 21, tuần này nghỉ.

+ CV 3799: Điều chỉnh thành chính tả: Nghe – ghi.

- Luyện từ và câu:

+ Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ: Không dạy phần nhận xét, ghi nhớ. Chỉ làm BT 2,3ở phần luyện tập. Thêm yêu cầu bài 2(Xác định CN, VN), bài 3(Tìm các cặp quan hệ từ trong từng câu)

+ Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ: Không dạy phần nhận xét, ghi nhớ. Chỉ làm BT ở phần luyện tập.

- Tập làm văn:

+ Ôn tập văn kể chuyện: Thêm ý d) vào CH 3: Qua câu chuyện “ Ai giỏi nhất”, em thích nhất nhân vật nào, vì sao ? Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện.

+ Kể chuyện (Kiểm tra viết): Không thay đổi

- Kể chuyện: Ông Nguyễn Khoa Đăng: CV 3969: Tích hợp lồng ghép  tuần 22 + 23 + 24 thành 01 tiết. Dạy vào tuần 22.

1.2. Môn Toán:

Tên bài

Trang

Nội dung điều chỉnh

Giảm tải KTKN

Luyện tập về tính diện tích

103

 

Bài 1.

Luyện tập về tính diện tích ( tiếp theo)

104

CV 3969: Không dạy bài này.

Bài 1.

Luyện tập chung

106

CV 3969: Không dạy bài này.

Bài 1; 3.

Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương

107

 

Bài 1; 3.

Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

109

CV 3969: Tập trung yêu cầu tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.

- Không làm BT 1 (trang 110)

Bài 1.

Luyện tập

110

Bài 1; 2.

Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

111

CV 3969: Tập trung yêu cầu tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.

- Không làm BT 1 (trang 110)

Bài 1; 2.

Luyện tập

112

CV 3969: Không làm BT1, Bt3 (trang 112)

Bài 1; 2; 3.

Luyện tập chung

113

 

Bài 1; 3.

Thể tích của một hình

114

 

Bài 1; 2.

1.3. Môn Khoa học:

- Tuần 21: Không thay đổi

+ Bài 42: Sử dụng năng lượng chất đốt

+ Bài 43: Sử dụng năng lượng chất đốt (tt)

- Tuần 22: Không thay đổi

+ Bài 45: Sử dụng năng lượng điện

+ Bài 46: Lắp mạch điện đơn giản

1.4. Môn Lịch sử - Địa lí

- Tuần 21:

+ Nước nhà bị chia cắt: Không thay đổi

+ Các nước láng giềng của Việt Nam: Không thay đổi

- Tuần 22:

+ Bến Tre đồng khởi: Không thay đổi

+ Châu Âu: CV 3969: Sửa yêu cầu trang 110: Quan sát các ảnh trong hình 2 và nêu các cảnh thiên nhiên có ở châu Âu/ Mục 3 chuyển thành nội dung tự chọn.

1.5. Môn khác:

- Môn Đạo đức: dạy ở Tuần 21: Em yêu quê hương (tiết 2)

- Môn Kĩ thuật: dạy ở Tuần 22: Lắp xe cần cẩu (Tiết 1)

2. Bàn nội dung khó dạy:

2. 1. LTVC:

+ Nối các vế câu ghép bằng… (trang 32): Không dạy phần nhận xét, chỉ làm bài 3 và bài 4.

Bài 3: Phân tích đề bài/ hs làm bằng bút chì vào SGK rồi chia sẻ bài làm (1 hs làm bảng lớp- Cl làm vở) – Khai thác thêm:

  • Các quan hệ từ vừa điền biểu thị mối quan hệ gì?
  • Y/c hs tìm thêm các quan hệ từ biểu thị mối quan hệ nguyên nhân.
  • Y/c hs tìm thêm các quan hệ từ biểu thị mối quan hệ kết quả.                  

Bài 4: Phân tích đề bài/ hs làm bằng bút chì vào vở rồi chia sẻ bài làm trên classpoint hay hộp Chat – Khai thác thêm:

  • Các cặp quan hệ từ vừa điền biểu thị mối quan hệ gì?
  • Y/c hs tìm thêm các quan hệ từ biểu thị mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.

+ Nối các vế câu ghép bằng… (trang 38): Không dạy phần nhận xét, ghi nhớ, không làm bài tập 1              

Bài 2: Phân tích đề bài/ hs làm bằng bút chì vào SGK rồi chia sẻ bài làm (1 hs làm bảng lớp- Cl làm vở) – Khai thác thêm:

  • Yêu cầu hs tìm thêm các quan hệ từ thích hợp khác.
  • ? Các cặp quan hệ từ này biểu thị mối quan hệ gì ?
  • ? Cặp quan hệ từ nào biểu thị mối quan hệ điều kiện – kết quả ?
  • ? Cặp quan hệ từ nào biểu thị mối quan hệ giả thiết – kết quả ?
  • Chốt ra ghi nhớ.

Bài 3 : Phân tích đề bài/ hs làm bằng bút chì vào vở, rồi chia sẻ bài làm trên Classpoint hay hộp Chat – Nhận xét, tuyên dương hs có vế câu hợp lí.

  • Có thể đảo vế câu thứ 2 lên trước được không? Nếu có thì sẽ phải thay đổi thế nào ?

+ Mở rộng vốn từ “Công dân”: Đã dạy ở tuần 20.

2. Địa lý: Các nước láng giềng của Việt Nam

- Cuối giờ có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi “Rung chuông vàng”

- Cách chơi: GV nói 1 hoặc 1 vài đặc điểm tiêu biểu của 1 nước => HS ghi tên nước đó vào bảng con.

VD: - Lãnh thổ có dạng hình chảo, nơi thấp nhất là Biển Hồ, là nước nào?

        - Nước có lãnh thổ không tiếp giáp với biển?

3. Lịch sử: Bến Tre Đồng khởi:

GV cần khai thác nội dung bài theo 3 phần:

       1. Hoàn cảnh bùng nổ

       2. Diễn biến

      3. Ý nghĩa

4. Kể chuyện: (tích hợp 3 tuần:

- Ông Nguyễn Khoa Đăng (trang 40)

- Kể chuyện đã nghe đã đọc (trang 49)

- Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (t.60)

- Vấn đề: Câu chuyện có nhiều tình tiết, dài, HS khó nhớ để kể lại.

=> Giải pháp: GV kể mẫu 2 lần (kết hợp chỉ tranh + giảng) hoặc có thể cho hs xem video câu chuyện lần 1 có phụ đề các mốc thời gian, tê nhân vật, địa danh để học sinh theo dõi.

Từ đó, đưa hệ thống câu hỏi giúp HS nhớ nội dung

+ Ông Nguyễn Khoa Đăng là vị quan có tài gì?

+ Quan đã làm thế nào để khẳng định người mù ăn trộm tiền?

+ Khu vực chuông nhà Hồ xảy ra chuyện gì?

- Mời HS khá giỏi kể, sau đó tổ chức HS kể theo nhóm 4.

Hai bài khác: GV hướng dẫn hs khai thác nội dung yêu cầu của từng tiết  kể chuyện để hs luyện kể trong nhóm 3.

- Hs giỏi kể mẫu.

- Giáo viên nhận xét

5. Bổ sung câu hỏi mức 3 - 4 môn Tập đọc:

- Bài Trí dũng song toàn

+ Ý nghĩa câu nói “Ai cũng sống….” là gì? (M3)

+ Con học tập được điều gì từ ông Giang Văn Minh? (M4)

- Bài “Tiếng rao đêm”

+ Chú thương binh là người như thế nào? (M3)

+ Con học tập được điều gì từ chú thương binh? (M4)

- Bài “Lập làng giữ biển”

+ Con có nhận xét gì về việc làm của bố con ông Nhụ? (M4)

- Bài “Cao Bằng”

+ Câu 3 hỏi thêm: Nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh đó? (M3)

=> Do sự thay đổi của thời khóa biểu: Mỗi tuần chỉ có 1 tiết nên cần gộp hai tiết Tập đọc dạy trong 1 tiết:

- Tuần 21: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài từng bài nối tiếp nhau rồi chuyển thành luyện đọc diễn cảm theo nhóm chung cả hai bài

- Tuần 22: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài từng bài nối tiếp nhau rồi chuyển thành luyện đọc diễn cảm theo nhóm chung cả hai bài.

6. Toán: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

- KTBC: Yêu cầu HS nêu lại đặc điểm của hình hộp chữ nhật (cho HS cầm hình chỉ và nêu)

- Phần bài mới:

+ Hình hộp chữ nhật có mấy mặt bên?

+ Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích của các mặt nào?

- Đưa hình hộp chữ nhật như SGK - HS thảo luận tìm cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật theo nhóm 4.

- HS nêu cách làm=> GV chốt công thức

Sxq = Pđáy x h => Pđáy = Sxq : h   ;    h = Sxq : Pđáy

Chú ý: cho HS tính Sxq của lớp học (làm nhóm 4)

IV. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:

Tìm hiểu 15 ý tưởng sáng tạo trong cách để tổ chức hoạt động khởi động trong môn Lịch sử.

1. Ai là ai? Học sinh đứng xếp thành từng cặp và phát cho mỗi cặp một tờ giấy note màu vàng. Học sinh viết lên tờ giấy note một từ hoặc một nhân vật/ sự kiện có liên quan đến bài học. Tờ giấy note được dán lên trán của người đối diện. Học sinh đó phải đoán xem nhân vật hoặc sự kiện đó là gì?

2. Đuổi hình bắt chữ. Giáo viên chọn một hình ảnh liên quan đến chủ đề bài học và sử dụng các miếng ghép để che đi hình ảnh đó. Mỗi miếng ghép tương ứng với một câu hỏi. Khi học sinh trả lời được câu hỏi, miếng ghép sẽ được lật mở. Người đầu tiên đoán được hình ảnh mà giáo viên chọn là người chiến thắng!

3. Đi tìm “một nửa”. Giáo viên viết tên các nhân vật, sự kiện hoặc thời gian lên các tờ giấy riêng lẻ. Giáo viên phát cho mỗi học sinh một tờ giấy, đảm bảo mỗi thông tin về nhân vật sẽ có một sự kiện tương ứng. Học sinh sẽ di chuyển quanh lớp để tìm kiếm xem bạn nào đang sở hữu “nửa còn lại” của mình.

4. Chín (9) ô vuông. Viết chín từ khóa (nhân vật hoặc sự kiện) đã học trong bài học trước, vào các ô trống trên bảng. Yêu cầu học sinh đặt một câu (chính xác về mặt lịch sử) gồm ít nhất ba từ khóa theo hàng ngang/dọc/chép hoặc viết một đoạn văn ngắn sử dụng tất cả các từ.

5. Trò chơi bingo! Yêu cầu học sinh viết 9 thuật ngữ vào 9 ô vuông. Giáo viên sẽ đọc các định nghĩa cho thuật ngữ/khái niệm. Học sinh sẽ đánh dấu vào những thuật ngữ mình đã xác định được. Nếu học sinh nào đánh dấu được 3 từ liên tiếp theo hàng ngang, dọc hoặc chéo, học sinh đó sẽ hô BINGO và là người giành phần thắng.

6. Thử tài đoán vật. Giáo viên sẽ lựa chọn các đồ vật, gắn với các nhân vật, sự kiện sẽ xuất hiện trong bài học và đặt vào trong một chiếc hộp. Học sinh sẽ cho tay vào bên trong của chiếc hộp và chọn một đồ vật. Học sinh phải mô tả để các bạn khác đoán được đồ vật này là gì. Nếu các bạn trong lớp đoán được đồ vật đó, học sinh sẽ là người thắng cuộc.

7. Câu hỏi thử thách. Giáo viên sẽ đặt một chuỗi các câu hỏi và yêu cầu học sinh phải trả lời mà không được sử dụng “có” hoặc “không” trong câu trả lời của mình.

8. Sử dụng hình ảnh. Giáo viên chọn một bức ảnh và yêu cầu học sinh mô tả những gì nhìn thấy trong bức ảnh đó. Học sinh sẽ dự đoán mối quan hệ giữa bức ảnh và nội dung của bài học.

9. Nối danh nhân và danh ngôn. Hãy chọn một số nhân vật lịch sử tiêu biểu mà học sinh đã học, và một số câu danh ngôn tiêu biểu. Học sinh sẽ làm nhiệm vụ nối giữa câu danh ngôn với danh nhân và giải thích. (lưu ý, học sinh phải giải thích dựa trên các kiến thức đã học liên quan đến nhân vật. Giáo viên có thể lựa chọn những câu danh ngôn ít phổ biến để tăng tính thử thách cho học sinh).

10. Từ điển thuật ngữ. Yêu cầu mỗi học sinh có một cuốn sổ trắng nhỏ để làm từ điển thuật ngữ cá nhân. Mỗi khi có một khái niệm hoặc thuật ngữ mới, học sinh sẽ viết lại thuật ngữ và cách giải thích thuật ngữ vào cuốn sổ.

11. Timeline Lịch sử: Giáo viên viết các sự kiện lên các tấm thẻ. Phát các tấm thẻ cho mỗi học sinh. Yêu cầu học sinh di chuyển sắp xếp theo trật tự thời gian và giải thích. Để hoạt động tăng phần thú vị, giáo viên có thể chia lớp học thành hai hoặc 3 đội để thi đua với nhau.

12. Quay lưng giải thích từ khóa: Hai học sinh sẽ ngồi quay lưng lại với nhau, một người sẽ biết được nội dung của từ khóa. Nhiệm vụ của học sinh này là phải giải thích để bạn mình đoán được từ khóa đó là gì. (Lời giải thích không được chứa nội dung từ khóa và không được sử dụng tiếng lóng hoặc ngoại ngữ)

13. Trò chơi tennis: Giáo viên chia lớp thành hai đội và cử một người làm trọng tài giống như trong trò chơi tennis. Giáo viên sẽ đưa ra một chủ đề, đội 1 đưa ra từ khóa liên quan đến chủ đề đó. Đến lượt đội 2 phải đưa ra được một từ khóa khác cũng liên quan đến chủ đề. Nếu không đưa ra được, có nghĩa là mất lượt, điểm lại cộng cho đội 1. Cứ như vậy, với các chủ đề khác nhau, học sinh sẽ lần lượt ôn tập lại nội dung của bài hôm trước. (nhiệm vụ của trọng tài là ghi và thông báo điểm của các đội.

14. Chữ cái đại diện. Giáo viên viết các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt từ A – Y lên các tấm thẻ và đặt trong chiếc hộp. Học sinh sẽ bốc ngẫu nhiên một chữ cái và phải tìm từ khóa có liên quan đến chủ đề bắt đầu bằng chữ cái đó. Ví dụ: chủ đề là Hồ Chí Minh, học sinh bốc được chữ cái R => học sinh phải nói được từ khóa “Ra đi tìm đường cứu nước”.

15. Ném bóng trả lời câu hỏi. Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học trước hoặc bài học mới. Giáo viên dùng quả bóng mềm ném đến học sinh nào, học sinh đó phải đưa ra câu trả lời, sau khi học sinh trả lời, sẽ ném quả bóng đến một học sinh khác, học sinh đó lại trả lời câu hỏi tiếp theo của giáo viên. Cứ như vậy, trò chơi tiếp diễn cho đến khi có hiệu lệnh dừng lại của giáo viên

V. Kết thúc:

1. Khối trưởng tóm tắt nội dung buổi họp, gửi lịch báo giảng.

2. 9/9 đồng chí nhất trí các nội dung tổ trưởng đã triển khai.

TỔ TRƯỞNG

(Đã kí)

Đinh Thị Ngọc Hương

 

 

Lượt xem: 592
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 7
Hôm qua : 102
Tháng 04 : 1.120
Năm 2024 : 7.287