Saturday, 20/04/2024 - 16:36|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của trường Tiểu học Vạn Phúc

Sinh hoạt chuyên môn khối 5 - Tuần 25 + 26

 

BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

Ngày 18 tháng 03 năm 2021

Số có mặt: 6/6

               Tuần thứ 25 + 26

               Vắng: 0

- BGH: Đc Nguyễn Thị Bích Thủy - Phó hiệu trưởng

 

Nội dung họp:

A. Đánh giá công tác chuyên môn Tuần 25+ 26 (08/03/2021 – 19/03/2021)

I. Ưu điểm:

- Học sinh nắm khá tốt mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian, nắm được các bước thực hiện phép cộng, trừ, nhân và chia số đo thời gian và bước đầu biết cách tính vận tốc của một vật chuyển động đều.

- Một số nhóm học sinh đã làm việc nhóm tốt để hoàn thành viết đoạn đối thoại dựa vào nội dung một đoạn văn kể chuyện.

- Nhiều học sinh hoàn thành nhanh và đẹp xe ben, hăng hái tìm hiểu về các sự kiện lịch sử: Sấm sét đêm giao thừa, Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”; tích cực tìm hiểu bài Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa, Sự sinh sản của thực vật có hoa.

- GV và HS tham gia vệ sinh trường lớp sạch sẽ theo quy định phòng dịch.

- HS quay trở lại trường học tích cực. GV đã thực hiện phụ đạo cho học sinh nắm bài chưa tốt khi học trực tuyến vào các giờ HDH.

II. Tồn tại:

- Với một số HS trung bình yếu còn gặp khó khăn khi đổi các đơn vị đo thời gian vì các em chưa nắm chắc mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian với nhau.

=>Giải pháp: GV cho hs nhận xét lỗi, hs làm sai tự mình thực hiện đổi đơn vị đo. Tổ chức cho hs rèn luyện thêm vào giờ HDH.

- Chữ viết của nhiều học sinh ẩu => GV nhắc nhở các con.

- Một vài học sinh chưa chăm học, chưa thuộc các ghi nhớ. => Nhắc nhở rồi liên hệ với CMHS để nhắc hs ôn bài khi ở nhà.

B. Nội dung công tác chuyên môn Tuần 27 + 28 (22/03/2021 – 02/04/2021)

I. Nhiệm vụ trọng tâm:

- GV - HS thực hiện tốt công tác phòng dịch Covid 19, duy trì nề nếp dạy - học tốt.

- GV nghiêm túc thực hiện đúng chương trình, thời khóa biểu, soạn bài và bổ sung giáo án theo đúng quy định, đúng chương trình có sự phê duyệt của BGH.

- Tập trung hướng dẫn hs tìm hiểu các bài tính quãng đường, thời gian của một vật chuyển động đều; liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối, Ôn tập về tả cây cối, và ôn tập tốt cho học sinh để tuần 28 sẽ kiểm tra định kì giữa kì II môn Tiếng Việt,…

II. Chuẩn bị đồ dùng

- Bài giảng điện tử.

- Tranh ảnh môn Tập đọc, TLV, Khoa học, Lịch sử - Địa lí, …

- Bản đồ Việt Nam, bộ lắp ghép kỹ thuật, bản đồ châu Âu.

III. Trao đổi, thống nhất một số nội dung khó dạy

1. Điều chỉnh nội dung dạy học theo công văn 405/BGD&ĐT

1.1. Phân môn Tập đọc

Bài: Đất nước

- GV cần lưu ý:  Lồng ghép, giới thiệu thêm khi dạy nội dung biện pháp điệp t, điệp ngữ. Giúp học sinh nhận biết và nêu được công dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ (nhằm nhấn mạnh ý nào đó) bằng các câu hỏi: Từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần trong bài nhất? Theo con, việc lặp lại nhiều từ ngữ ấy có tác dụng gì?

GV có thể cho hs thảo luận nhóm đôi để TLCH trên hoặc có thể thay đổi câu hỏi nhưng có nội dung tương tự để hs tìm hiểu

- Ngoài ra, GV cần hướng dẫn hs tìm hiểu hình ảnh thơ trong bài bằng cách đưa câu hỏi: Con thích hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

1.2. Phân môn Luyện từ và câu:

Bài: Mở rộng vốn từ: Truyền thống

Gv hướng dẫn học sinh biết vừa nghe vừa bước đầu ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác.

Ví dụ: GV yêu cầu hs  giải nghĩa của câu tục ngữ như “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” rồi sau đó chốt nghĩa đúng. GV có thể yêu cu HS ghi lại ý nghĩa của câu tục ngữ.

GV thực hiện tương tự với những câu tục ngữ khác. (Nếu điều kiện cho phép)

1.3. Phân môn Chính tả

Bài: Cửa sông

Gv vẫn cho học sinh nhớ viết bài Cửa sông như SGK yêu cầu vào vở sạch chữ đẹp. Có thể hướng dẫn hs ghi lại theo gợi ý của công văn vào giờ HDH để học sinh nắm được cách ghi cho nhanh, hợp lí.

2. Phân môn Địa lí:

Tuần 28: GV khối 5 vẫn dạy bài Châu Mỹ (tiếp theo) theo nội dung bài soạn giáo án huyện. GV có thể điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp mình.

3. Môn Đạo đức

Tuần 28 và 29 sẽ không dạy bài Em tìm hiểu về Liên hợp quốc, sẽ dạy bài: Bảo vệ cái đúng, cái tốt

Giáo án cụ thể sẽ soạn sau khi thảo luận nhóm và gửi đến từng lớp. Sau đó giáo viên từng lớp có thể sửa đổi cho phù hợp với học sinh lớp mình.

* Yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ.

- Biết vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.

- Biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt.

- Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt.

* Nội dung bài Bảo vệ cái đúng, cái tốt

- Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ

+ Cái đúng, cái tốt là những thái độ, hành vi, việc làm, ý kiến phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

+ Bảo vệ cái đúng, cái tốt là những thái độ, hành vi, việc làm, ý kiến ủng hộ, đồng tình, bênh vực, đề cao cái đúng, cái tốt khi cái đúng, cái tốt bị chỉ trích, phê phán, đe dọa, kỳ thị...

- Biết vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt

+ Để cái đúng, cái tốt không bị cái sai, cái xấu lấn át;

+ Để cái đúng, cái tốt được phát huy, được nhân rộng;

+ Để cuộc sống xã hội thêm an toàn, lành mạnh và tốt đẹp.

- Thực hiện việc bảo vệ cái đúng cái tốt phù hợp với khả năng của mình.

- Tổ chức linh hoạt các hoạt động học tập: chơi trò chơi, nghiên cứu trường hợp, kể chuyện, xử lý tình huống, đóng vai,... trong giờ học

4. Phân môn Tập làm văn:

Bài: Ôn tập về tả con vật

- Vấn đề: Chỉ ôn 1 tiết rồi kiểm tra nên các em sẽ lúng túng khi viết bài.

=>Giải pháp:

- Lưu ý HS quan sát: Từ bao quát đến chi tiết, chọn đặc điểm tiêu biểu, riêng biệt của con vật để tả. Tránh liệt kê, sử dụng các phép liên kết câu, thể hiện tình cảm với con vật chọn tả.

-Tăng cường cho HS luyện viết đoạn văn trong giờ HDH.

5. Môn Toán:

Bài: Quãng đường, thời gian

- Lưu ý HS: Đơn vị tính thời gian ở vận tốc và đơn vị tính thời gian của thời gian phải giống nhau.

VD: km/giờ => giờ; m/giây => giây

Nếu đơn vị không đồng nhất thì phải đổi đơn vị ở thời gian cho cùng với đơn vị thời gian ở vận tốc khi tính S.

- Khi tính thời gian nếu phép chia có dư thì viết kết quả dưới dạng phân số sau đó đổi ra đơn vị thời gian thích hợp.

- Tính quãng đường đơn vị của nó phải đồng nhất với đợn vị quẫng đường ở vận tốc. VD: km/giờ => km; m/giây => m

6. Phân môn Luyện từ và câu:

Bài: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối

- Phần nhận xét:

+ Cho HS thảo luận nhóm đôi: Nêu tác dụng của những từ in đậm?

? Tác dụng của 2 từ này giống và khác nhau ở chỗ nào? (giống: đều có tác dụng nối; khác: từ “hoặc” nối từ với từ, từ “vì vậy” nối câu với câu)

+ Cho HS bỏ từ nối, đọc lại

? Các câu có liên kết chặt chẽ với nhau không? Vì sao?

+ Yêu cầu HS tìm thêm những từ có tác dụng giống như cụm từ “vì vậy”

? Vậy để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể làm bằng cách nào? (Liên kết bằng từ ngữ nối) => Đưa ghi nhớ

- Mời HS nêu VD

IV. Bồi dưỡng chuyên môn:

- Tìm hiểu về chương trình SGK lớp 2 mới.

 

V. Khối trưởng thống nhất nội dung cuộc họp.

- Khối trưởng thống nhất nội dung cuộc họp.

- 100% GV có mặt nhất trí với nội dung cuộc họp.

                                    TỔ TRƯỞNG

                                         (Đã kí)

                                 Đinh Thị Ngọc Hương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượt xem: 1.043
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 30
Hôm qua : 102
Tháng 04 : 1.143
Năm 2024 : 7.310